Trong thời đại kinh tế đầy thách thức như hiện nay, các doanh nghiệp ứng dụng Marketing tập trung để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sau khi doanh nghiệp đã xác định được thị trường mục tiêu, việc triển khai Marketing tập trung đúng thời điểm là vô cùng quan trọng. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc về ưu điểm và khuyết điểm, cách tối ưu Marketing tập trung trước khi áp dụng.
Marketing tập trung là gì?
Marketing tập trung là chiến lược truyền thông, tiếp thị mà doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực vào một đoạn thị trường, một nhóm khách hàng hay một sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp cho là quan trọng nhất.
Hiểu cách khác, Marketing tập trung cho phép doanh nghiệp tập trung vào từng hoạt động marketing cụ thể áp dụng cho từng phân khúc thị trường khác nhau, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Mục tiêu chiến lược của Marketing tập trung là nâng tầm vị thế và tạo bàn đạp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai.
Marketing tập trung được thực hiện qua 3 chiến lược nhỏ:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: tập trung toàn bộ nguồn lực marketing cho các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp để tiếp thị sản phẩm rộng rãi, nhằm mục đích chiếm thị phần lớn trên thị trường.
- Chiến lược phát triển thị trường: xây dựng nhiều kênh bán hàng, phân phối sản phẩm cho phân đoạn thị trường mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: kế thừa và phát triển sản phẩm mới ra thị trường.
Ưu điểm và nhược điểm của Marketing tập trung
Marketing tập trung luôn có lợi thế và những hạn chế nhất định. Để thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ ưu nhược điểm để áp dụng và phát triển kế hoạch.
Ưu điểm
Marketing tập trung giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu vững mạnh thông qua việc tập trung nguồn lực vào mảng thị trường mục tiêu.
Nhờ vào sự hiểu biết và phân tích rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, Marketing tập trung đưa doanh nghiệp chiếm vị thế độc quyền sản phẩm.
Xây dựng rào cản gia nhập thị trường đối với các thương hiệu cạnh tranh trên thị trường. Bảo vệ vị thế vững chãi của doanh nghiệp.
Phát huy được thế mạnh của thiết kế, chuyên môn hóa sản xuất, cung ứng -phân phối sản phẩm đạt uy tín đặc biệt về một mặt hàng cùng các hoạt động xúc tiến thương mại mang để tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu.
Rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp kịp thời phản ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Doanh nghiệp có cơ hội kế thừa và phát triển thế mạnh riêng, mang lại nguồn doanh thu lớn.

Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, Marketing tập trung còn có những nhược điểm hạn chế mang đến rủi ro cho doanh nghiệp:
Nhu cầu của khách hàng dễ dàng thay đổi nhanh chóng kéo theo thay đổi bất ngờ của cầu thị trường.
Phân khúc thị trường càng tiềm năng, càng nhiều đối thủ cạnh tranh để mắt tới, những doanh nghiệp có thế lực mạnh hơn dễ dàng chiếm mất vị thế của doanh nghiệp.
Chi phí Marketing cao do sản xuất quy mô nhỏ.
Quá trình thực hiện chiến lược marketing tập trung có thể thay đổi để phù hợp với môi trường thực hiện, điều này làm chi phí tăng cao hơn so với dự kiến, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Doanh nghiệp bị phụ thuộc vào một đoạn thị trường duy nhất, tuổi thọ mảng thị trường có tính thời gian.
Vấp phải sự canh tranh về giá sản phẩm, chi phí sản xuất từ các đối thủ dẫn đầu về sự khác biệt hóa, có lợi thế đầu tư chi phí thấp.
Marketing tập trung áp dụng cho những doanh nghiệp nào?
Dựa trên phân tích những ưu nhược điểm của Marketing tập trung, chiến lược này phù hợp nhất với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Marketing tập trung cũng được triển khai cho các doanh nghiệp muốn bao phủ toàn bộ thị trường trong giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường lớn.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đội ngũ nhân lực ít và tiềm năng tài chính còn nhiều hạn chế. Áp dụng chiến lược Marketing tập trung giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả, tránh gây lãng phí ngân sách, nhanh chóng đứng vững trên thị trường.
Nhờ đó, doanh nghiệp nắm chắc được một đoạn thị trường, đồng thời giảm được sự canh tranh khốc liệt từ những đối thủ lớn hơn.
Đối với doanh nghiệp muốn bao phủ toàn bộ thị trường trong giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường lớn, chiến lược Marketing tập trung giúp xác định tính tiềm năng và mức độ phù hợp của thị trường đối với doanh nghiệp.
Từ đó, giúp doanh nghiệp tập trung hiệu quả vào một mục tiêu nhất định, tối ưu ngân sách đầu tư.
Cách tối ưu Marketing tập trung cho doanh nghiệp
Để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả truyền thông, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, cần tối ưu chiến lược Marketing tập trung cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp triển khai Marketing tập trung theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố quan trọng trước khi triển khai Marketing tập trung bao gồm: nguồn lực tài chính, nhân lực, khả năng tiếp cận khách hàng, cấu trúc của phân đoạn thị trường, mục tiêu của chiến lược marketing về thương hiệu, sản phẩm…
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu phân tích thị trường
Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường để hiểu rõ đặc điểm, hành vi, nhu cầu, động cơ thúc đẩy khả năng mua hàng của khách hàng tiềm năng. Từ đó, xác định phân khúc thị trường doanh nghiệp hướng đến.
Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định chính xác khách hàng mục tiêu để tiến hành đánh giá tình hình chung của thị trường hiện có.
Bước 4: Lựa chọn kênh tiếp cận khách hàng
Xác định nền tảng khách hàng thường xuyên sử dụng để tiếp cận thông tin. Từ đó, lựa chọn kênh có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng và tạo ra nhiều chuyển đổi nhất làm kênh marketing chính. Không nên triển khai rải rác trên quá nhiều kênh.
Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Dựa vào phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu đã xác định trước đó, lập kế hoạch chiến lược Marketing tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất thông qua nội dung thông điệp, chiến dịch quảng cáo, ưu đãi xuyên suốt quá trình.
Bước 6: Lên kế hoạch triển khai chiến lược Marketing tập trung
Có thể sử dụng nhiều phương án, kế hoạch Marketing khác nhau như: dự trù bán hàng, đầu tư nguồn vốn, xây dựng nguồn tài nguyên, cách thức đặt hàng và giao hàng, … Từ đó, xây dựng chiến lược Marketing tập trung hoàn chỉnh, đẩy mạnh marketing vào kênh tiếp cận khách hàng nhanh nhất.
Bước 7: Thực hiện, đánh giá kết quả từng giai đoạn của chiến lược Marketing tập trung
Liên tục theo dõi, kiểm tra và đánh giá chiến lược marketing để hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
Chiến lược Marketing được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp ở từng điều kiện cụ thể khác nhau. Cân nhắc, xem xét chiến lược phù hợp tối ưu Marketing tập trung. Sau đó, phân tích kết quả, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, khắc phục các lỗ hổng của chiến dịch Marketing và kịp thời điều chỉnh lại hướng đi cho doanh nghiệp.
Một số nền tảng triển khai Marketing tập trung phổ biến
Khách hàng thường tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau. Dưới đây là một số kênh phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn để triển khai Marketing tập trung
Mạng xã hội
Social Media Marketing – marketing trên các mạng xã hội (facebook, twitter, instagram,…) cho phép doanh nghiệp trò chuyện với người dùng. Marketing tập trung thông qua mạng xã hội với lượng người dùng lớn giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm và tiếp cận được nhiều khách hàng tiếm năng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.

Blog, Website
Blog, Website được xem là trang chia sẻ thông tin và thường xuyên được cập nhật những nội dung mới nhằm giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệm.
Thông qua Blog, Website, truyền tải tới khách hàng những câu chuyện của doanh nghiệp để tăng uy tín, thể hiện sự chuyên nghiệp với khách hàng, hỗ trợ chăm sóc khách hàng và tăng sự chuyển đổi.
Blog, Website còn giúp nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi cụ thể lượng truy cập, phân tích hành vi của khách hàng và đưa ra quyết định đúng đắn khi thực hiện chiến dịch Marketing tập trung.
Influencer
Marketing tập trung thông qua chiến lược Influencer marketing là việc sử dụng những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội để truyền cảm hứng, thông điệp của doanh nghiệp đến thị trường.
Nhờ đó, cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu và sở hữu được lòng tin của khách hàng. Những ý kiến và đề xuất của các Infuencer giúp khách hàng xóa bỏ sự nghi ngại đối với sản phẩm, có khả năng tạo ra chuyển đổi cao hơn.
Một số ví dụ các doanh nghiệp triển khai Marketing tập trung hiệu quả
Cà phê Starbucks
Starbucks là thương hiệu cà phể nổi tiếng thể giới và Việt Nam là một phân khúc thị trường tiềm năng mà Starbucks nhắm đến.

Starbucks tự định vị mình là một thương hiệu có uy tín, sản phẩm cà phê sang trọng, hương vị tiêu chuẩn toàn cầu, chất lượng và giá thành cao, bao bì bắt mắt.
Khách hàng mục tiêu của Starbucks là những người có độ tuổi từ 25 – 40 tuổi, có thu nhập tương đối cao, sinh sống và làm việc ở những thành phố lớn. Và có khuynh hướng lối sống phương Tây, quan tâm đến các vấn đề về an toàn sức khỏe, môi trường.
Starbucks tạo được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh về cung cấp dịch vụ độc đáo, các sản phẩm cao cấp, tận dụng mạng xã hội tích cực xây dựng hình ảnh thương hiệu để nâng cao độ nhận diện và khiến nhãn hàng trở nên thân thiện hơn với khách hàng, tối ưu chuyển đổi.
Coca Cola
Coca Cola là doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ các loại đồ uống đa quốc gia được đăng ký tại Mỹ năm 1893. Năm 1964, Coca Cola chính thức ra ở thị trường Việt Nam. Đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với thông điệp “Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát”.

Coca Cola nhắm đến mọi đối tượng khách hàng. Trong đó, những người từ 10 – 35 tuổi được xác định là đối tượng sử dụng thường xuyên, thích nước ngọt có gas, thích tụ họp ăn uống.
Đối tượng người trung niên, lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thích ăn kiêng sẽ được cung cấp nước ngọt Coca dành cho người ăn kiêng.
Coca Cola xác định rõ phân khúc thị trường ở các thành phố lớn, mật độ dân cư đông, mục tiêu giành thị phần đồ uống thông qua triển khai các chiến dịch marketing tập trung tạo sự khác biệt hóa trên nền tảng online và offline.
Mục đích tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy tăng doanh số bán ra, mở rộng mạng lưới phân phối khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Lời kết
Thực hiện sớm Marketing tập trung giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, giữ chân khách hàng tạo được chỗ đứng vững chãi ở một phân khúc thị trường nhất định, tăng doanh thu bán hàng.

Xin chào, hy vọng bạn tìm được thông tin hữu ích tại website duydigital.com. Hiện tại mình cung cấp các dịch vụ Marketing bao gồm: thết kế web, SEO, viết content chuẩn SEO, chăm sóc website. Liên hệ ngay với mình để được tư vấn và hiểu nhau hơn nhé!