Thị trường ngày càng phức tạp nên phương thức tiếp cận cũng dần trở nên phức tạp nên từ 4P cơ bản đã phát triển thành 7P trong marketing. Mô hình 7P trong marketing là một phần không thể thiếu trong tổng thể của chiến lược marketing mà các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng. Cùng mình theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về mô hình 7P trong marketing nhé!

Khái niệm 7P trong marketing

7P trong marketing được biết đến là một phần trong chiến lược marketing mix thường được các doanh nghiệp sử dụng nhằm đáp ứng mục đích truyền thông, đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với khách hàng.

7P trong marketing bao gồm các yếu tố sau:

  • Product (sản phẩm)
  • Price (giá)
  • Place (kênh phân phối)
  • Promotion (Quảng bá)
  • People (con người)
  • Process (quá trình)
  • Physical evidence (bằng chứng hữu hình)
Mô hình 7P trong marketing là gì?
Mô hình 7P trong marketing là gì?

Ý nghĩa từng P trong mô hình marketing mix 7P

Để hiểu rõ hơn về 7P trong marketing và lý do tại sao mô hình này thường được các doanh nghiệp áp dụng, cùng mình phân tích cụ thể ý nghĩa của từng P này nhé!

Product (sản phẩm)

Chữ P đầu tiên trong mô hình marketing mix 7P chính là Product, đây được xem là yếu tố quan trọng nhất bởi sản phẩm được xem là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Sản phẩm bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ, đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể, sản phẩm thường được chia làm 3 cấp độ để ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất của sản

  • Sản phẩm cốt lõi: sản phẩm cốt lõi không chỉ là những sản phẩm vật lý mà khách hàng mua mà nó còn bao gồm các lợi ích và giá trị ẩn sau sản phẩm. Đây cũng là cấp độ trừu tượng nhất của sản phẩm, là lợi ích cơ bản mà khách hàng đang tìm kiếm khi mua sản phẩm.

Ví dụ: Khi mua một chiếc điện thoại di động thì sản phẩm cốt lõi chính là khả năng liên lạc.

  • Sản phẩm thực tế: là những sản phẩm vật lý cụ thể mà khách hàng có thể nhìn thấy và sử dụng.

Ví dụ: Trong trường hợp sản phẩm là điện thoại thì sản phẩm thực tế là chiếc điện thoại có hình dáng cụ thể với mọi tính năng và thiết kế.

  • Sản phẩm gia tăng: là các yếu tố bổ sung như bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua sắm cùng các yếu tố khách có giá trị gia tăng cho khách hàng.

Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua điện thoại cùng chính sách bảo hành nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Các khía cạnh tạo nên giá trị cốt lõi của sản phẩm gồm:

  • Tính năng của sản phẩm: mô tả những gì sản phẩm có thể làm và những đặc tính cụ thể của sản phẩm.
  • Chất lượng: đảm bảo sản phẩm đạt hoặc vượt khỏi những tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.
  • Thương hiệu: xây dựng và duy trì danh tiếng của thương hiệu liên quan đến sản phẩm.
  • Bảo hành và dịch vụ sau bán hàng: cung cấp dịch vụ bảo hành sản phẩm sau mua hành để tăng tính tin cậy và an tâm của khách hàng.
  • Các biến thể khác: các dòng sản phẩm khác thuộc thương hiệu cung cấp

Hãy đảm bảo rằng sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp ra thị trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và theo kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường, đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến.

Vì thế, trong giai đoạn phát triển của sản phẩm, bộ phận marketing của doanh nghiệp phải thực hiện hàng loạt các công việc để nghiên cứu về độ sâu rộng của vòng đời sản phẩm mà họ tạo ra. Vòng đời của một sản phẩm thường gồm 4 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn giới thiệu
  • Giai đoạn tăng trưởng
  • Giai đoạn trưởng thành
  • Giai đoạn thoái trào

Việc quản lý vòng đời của sản phẩm rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm để đáp ứng được những biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Product trong mô hình 7P
Product trong mô hình 7P

Price (giá)

Chiến lược 7P trong marketing, giá cả chính là số tiền mà khách hàng phải trả cho sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Giá cả cũng là yếu tố quan trọng tạo nên định nghĩa và những quyết định quan trọng trong tổng thể chiến lược marketing mix bởi giá ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đồng thời, giá cả có thể trở thành công cụ hữu ích thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và những doanh nghiệp cùng ngành hàng kinh doanh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp thường xem xét:

  • Chi phí sản xuất
  • Giá trị đối với khách hàng
  • Chiến lược thị trường
  • Nguyên tắc về giá cả
  • Pháp luật và những quy định
  • Phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu

Tùy vào mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng và điều kiện của thị trường mà doanh nghiệp đề ra chiến lược giá khác nhau. Một vài chiến lược giá thường thấy như:

  • Chiến lược giá định vị
  • Chiến lược giá cạnh tranh
  • Chiến lược giá biến động
  • Chiến lược giá thâm nhập
  • Chiến lược giá hớt váng
  • Chiến lược giá cố định
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá theo combo
  • Chiến lược giá khuyến mãi
  • Chiến lược giá dựa vào thương hiệu
  • Chiến lược giá với sản phẩm đính kèm

Các chiến lược giá thường được áp dụng tùy theo mục tiêu kinh doanh, vị thế cạnh tranh và chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều chiến lược giá với nhau nhằm phù hợp với điều kiện, sự biến động của thị trường.

Place (kênh phân phối)

Place trong chiến lược marketing mix 7P được hiểu là kênh phân phối hoặc trung gian và làm thế nào để sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Place liên quan đến việc quản lý và hoạt động điều phối các hoạt động liên quan để đưa sản phẩm từ nhà máy sản xuất đến tay khách hàng.

Ý nghĩa yếu tố place cua mô hình 7P trong marketing
Ý nghĩa yếu tố place cua mô hình 7P trong marketing

Một vài yếu tố ảnh hưởng đến Place:

  • Kênh phân phối: xác định cách sản phẩm sẽ đi từ nhà sản xuất đến khách hàng. Các kênh có thể bao gồm bán lẻ truyền thống, bán hàng trực tuyến, cửa hàng độc quyền, đại lý, và nhiều kênh phân phối khác.
  • Lưu trữ và vận chuyển: quản lý việc lưu trữ sản phẩm và vận chuyển nó đến các điểm bán lẻ hoặc đại lý. Điều này bao gồm việc quyết định về kho bãi, dịch vụ vận chuyển, và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Điểm bán: xác định nơi sản phẩm sẽ được bán ra, bao gồm các kênh trực tiếp (siêu thị, cửa hàng, tạp hóa…) và kênh trực tuyến (website, sàn thương mại điện tử, các app, KOL/KOC livestreams trên nền tảng mạng xã hội…)
  • Quản lý chuỗi cung ứng: tổ chức và quản lý toàn bộ quá trình từ sản xuất đến việc cung cấp sản phẩm đến khi sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
  • Quản lý lưu trữ và tồn kho: đảm bảo rằng có đủ sản phẩm sẵn có để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà không tạo ra chi phí tồn kho không cần thiết.

Yếu tố Place của 7P trong marketing đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ đến đúng nơi, đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các chiến lược phân phối phổ biến gồm:

  • Chiến lược phân phối đại trà
  • Chiến lược phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chuyên sâu
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Chiến lược phân phối đa kênh
  • Chiến lược phân phối trực tiếp
  • Chiến lược phân phối gián tiếp
  • Chiến lược phân phối ngược

Promotion (Xúc tiến/ quảng bá)

Yếu tố Promotion đề cập đến hoạt động quảng bá, đưa thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Ngoài ra, Promotion không chỉ bao gồm quảng cáo mà còn liên quan đến các hoạt động quảng bá như bán hàng cá nhân, quảng cáo trực tuyến, quan hệ công chúng (PR), và các chiến lược khác nhằm tạo ra sự nhận thức và tăng cường giá trị thương hiệu.

Các hoạt động chính ảnh hưởng đến hoạt động promotion:

  • Quảng cáo: sử dụng các kênh truyền thông như truyền hình, radio, báo chí, KOL, KOC, người nổi tiếng, các kênh social để quảng cáo trực tuyến hoặc các hoạt động khác, các ấn phẩm… để truyền đạt thông điệp tiếp thị đến đối tượng mục tiêu.
  • Truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội: cùng sự phát triển của nền tảng mạng xã hội thì hình thức bán hàng trực tuyến thông qua KOL/ KOC và người nổi tiếng đang rất thành công… hình thức này có khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc và thuyết phục họ mua sản phẩm/ dịch vụ.
  • Chương trình khuyến mãi: sử dụng các chương trình khuyến mãi như giảm giá, quà tặng, hoặc chương trình thưởng để kích thích việc mua sắm ngay lập tức.
  • Quan hệ công chúng (PR): xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với cộng đồng, báo chí và đối tác để tạo ra hình ảnh tích cực về doanh nghiệp và sản phẩm.

Tất cả các hoạt động xúc tiến tác động trực tiếp đến hiệu quả của chiến lược marketing. Vì thế, các hoạt động xúc tiến cần đảm bảo rằng thông điệp về sản phẩm/ dịch vụ đạt hiệu quả truyền thông, mang những thông tin chất lượng đến đối tượng mục tiêu.

People (Con người)

People thuộc chiến lược 7P trong marketing đề cập đến những người liên quan đến quá trình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây bao gồm những người làm việc trong doanh nghiệp, cũng như khách hàng và các bên liên quan khác. People chơi một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

  • Nhân viên: là những người làm việc trong doanh nghiệp, từ nhân viên bán hàng đến nhân viên hỗ trợ khách hàng, và từ những người làm việc trong sản xuất đến các bộ phận quản lý. Sự chuyên nghiệp, thân thiện của nhân viên chính là một phần tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng.
  • Khách hàng: người mua sản phẩm/dịch vụ và đánh giá cảm nhận về chất lượng thông qua nghiệm của mình. Những đánh giá của họ chính là phản hồi quan trọng giúp doanh nghiệp cải thiện và thích ứng với thị trường.
  • Quản lý: cấp quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức, chiến lược tiếp thị và cách nhân viên làm việc.

Process (Quy trình)

Yếu tố process trong chiến lược marketing 7P liên quan đến cách doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Quy trình  sẽ mô tả các bước và hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tay khách hàng. Ngoài ra, quy trình có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và chất lượng sản phẩm.

Các quy trình có thể gồm:

  • Quy trình mua hàng và thanh toán
  • Quy trình giao nhận
  • Quy trình chăm sóc khách hàng
  • Quy trình bảo hành, bảo trì sản phẩm sau mua hàng.

Physical evidence (Cơ sở vật chất)

Là P cuối cùng thuộc 7P trong marketing, Physical evidence đề cập đến mọi yếu tố mà khách hàng có thể nhìn thấy, chạm vào, hoặc trải qua liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Physical Evidence liên quan đến việc tạo ra ấn tượng và niềm tin về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu.

Physical evidence cua mo hình 7P trong marketing
Physical evidence cua mo hình 7P trong marketing

Physical evidence có khả năng mô tả những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể cảm nhận được, yếu tố này được tạo nên từ:

  • Bao bì sản phẩm
  • Quy trình và trang thiết bị
  • Không gian cửa hàng
  • Thái độ và cách làm việc của nhân viên
  • Thông qua tài liệu quảng cáo

Physical Evidence giúp xây dựng niềm tin và tạo ấn tượng tích cực về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Từ những ấn tượng này, sẽ giúp khách hàng quay lại trong những lần tiếp theo.

Tầm quan trọng của mô hình 7P trong hoạt động marketing ngày nay

Chiến lược 7P trong marketing được xem là phương thức tiếp thị toàn diện và được cải tiến từ mô hình marketing 4P. Mô hình marketing mix 7P chú trọng vào hoạt động tiếp thị dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho doanh nghiệp.

Mô hình 7P trong marketing mang đến những lợi ích tích cực sau:

  • Xây dựng chiến lược marketing tổng thể hiệu quả: mô hình 7P mang đến cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing. Nó không chỉ tập trung vào sản phẩm và quảng cáo mà còn xem xét các yếu tố như con người, quy trình kinh doanh, và trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý thương hiệu: cơ sở vật chất và các yếu tố khác liên quan đến thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh tốt của thuo7nh hiệu trong mắt khách hàng. Mô hình 7P trong marketing giúp doanh nghiệp tạo ra một thương hiệu mạnh, tăng độ nhận diện trên thị trường hiệu quả.
  • Tích hợp giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại: mô hình 7P không chỉ áp dụng cho tiếp thị truyền thống mà còn cho môi trường marketing hiện đại (marketing online). Với sự phát triển của thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội, quản lý yếu tố như Place (Nơi) và Promotion (Quảng cáo) trên các trực tuyến ngày càng cần thiết và trở thành công cụ quảng bá không thể thiếu trong hoạt động marketing..
  • Tối ưu trải nghiệm của khách hàng: Quản lý tốt các yếu tố như Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng vật lý) và People (Người) có thể tạo ra một trải nghiệm khách hàng tích cực và độc đáo, từ đó tăng cường mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy sự trung thành.
  • Tập trung vào khách hàng: không chỉ tập trung vào sản phẩm (Product), mà còn tập trung vào việc quảng bá sản phẩm(Promotion), nơi khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm (Place), và cách trải nghiệm khách hàng được xây dựng thông qua người làm việc (People) và các yếu tố khác.

Ứng dụng 7P trong việc lập kế hoạch marketing

Để hiểu rõ hơn quy trình thực hiện của chiến lược marketing khi doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới, cùng mình “thực hành” qua ví dụ cụ thể sau.

Ứng dụng marketing mix 7P vào vòng đời của sản phẩm
Ứng dụng marketing mix 7P vào vòng đời của sản phẩm

Doanh nghiệp A kinh doanh sản phẩm sàn gỗ và ứng dụng 7P vào chiến lược marketing với sản phẩm mới này như sau:

Giai đoạn giới thiệu

  • Product: hiểu được nhu cầu về giá thành sản phẩm và tính thẩm mỹ theo thị yếu của thị trường doanh nghiệp A đã tối ưu sản phẩm sàn gỗ với màu màu mới nhằm đáp ứng tính thẩm mỹ và tối ưu chất liệu sản phẩm để giá thành phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
  • Price: đối tượng khách hàng muốn mua sàn gỗ trong tầm giá 300.000 – 400.00 đồng/m2
  • Place: sản phẩm được truyền thông qua các nền tảng mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử, showroom, đội ngũ nhân viên kinh doanh…
  • Promotion: chiến lược truyền thông được thực hiện trực tiếp và trực tuyến thông qua ấn phẩm quảng cáo như catalogue, company profile, videos…
  • People: Chuyên viên tư vấn, chuyên viên chăm sóc khách hàng…
  • Process: quy trình bán hàng rõ ràng, chuyên nghiệp với hệ thống chương trình hậu mãi hấp dẫn.
  • Physical evidence: tạo website và các kênh giới thiệu sản phẩm.

Giai đoạn tăng trưởng:

  • Product: sản phẩm chất lượng, tính thẩm mỹ cao.
  • Price: tặng kèm xốp và keo khi thi công.
  • Place: sản phẩm được trưng bày tại showroom đẹp, địa chỉ rõ ràng, uy tín.
  • Promotion: cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng.
  • People: nhân viên có kiến thức chuyên môn và trình độ cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp luôn quan tâm hỗ trợ khách hàng.
  • Process: chương trình hậu mãi hấp dẫn và chính sách bảo dưỡng, bảo hành rõ ràng.
  • Physical evidence: hệ thống showroom đẹp mắt, sang trọng.

Giai đoạn trưởng thành:

  • Product: cải thiện khả năng chống thấm và vân gỗ tinh xảo hơn.
  • Price: tặng kèm dịch vụ thi công.
  • Place: mở rộng phân phối sản phẩm và bán hàng trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Promotion: tư vấn miễn phí phong cách nội thất và chính sách giao hàng tận nơi.
  • People: tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn của nhân viên
  • Process: hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Physical evidence: website, landingpage thân thiện với người dùng và cung cấp hình ảnh chất lượng.

Giai đoạn thoái trào:

  • Product: dẫn đầu thị trường và chiếm lợi thế về chất lượng.
  • Price: tỷ suất lợi nhuận cần đạt
  • Place: tận dụng các nền tảng sẵn có để tăng lượt tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
  • Promotion: tăng cường hoạt động PR.
  • People: tố chất và kỹ năng cần có của nhân viên.
  • Process: cải tiến quy trình
  • Physical evidence: tạo trải nghiệm mua sắm tốt nhất với khách hàng.

Một số case study giúp bạn hiểu hơn về 7P marketing

7P trong marketing mix đã giúp apple thành công như thế nào?

  • Product: Apple tập trung vào việc phát triển sản phẩm độc đáo và chất lượng cao như iPhone, MacBook, và Apple Watch.
  • Price: Apple xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình thông qua chiến lược giá hớt váng với sự chú trọng vào chất lượng và trải nghiệm người dùng.
  • Place: Apple sử dụng cả cửa hàng bán lẻ và kênh trực tuyến để phân phối sản phẩm của mình toàn cầu.
  • Promotion: Chiến lược quảng cáo của Apple tập trung vào trải nghiệm và sự độc đáo của sản phẩm.
  • People: Nhân viên Apple được đào tạo chuyên nghiệp để cung cấp hỗ trợ và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng.
  • Process: Quy trình mua sắm và sử dụng sản phẩm Apple được thiết kế để làm cho trải nghiệm người dùng trở nên thuận lợi và mượt mà.
  • Physical Evidence: Bao bì, thiết kế cửa hàng… giúp Apple xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng và hiện đại.

Lời kết

Bài viết này, mình chia sẻ những thông tin, ứng dụng thực thế và sự thành công của Apple khi ứng dụng chiến lược 7P trong marketing. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về marketing mix và ứng dụng thành công mô hình này vào doanh nghiệp của mìn.